Độc đáo 'bảo tàng' của cụ ông với cả nghìn hiện vật về đồng bào dân tộc Thái

Bảo tàng trưng bày hơn 1.000 hiện vật cổ gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Thái được một cụ ông ở huyện Con Cuông (Nghệ An) sưu tầm có ý nghĩa lớn và đã thu hút sự quan tâm của mọi người.

Bảo tàng độc đáo của cụ ông Vi Văn Phúc với hơn 1.000 hiện vật cổ của đồng bào dân tộc Thái.

Bảo tàng “độc nhất vô nhị” này là của ông Vi Văn Phúc (77 tuổi, trú thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, Nghệ An). Bảo tàng được ông Phúc lập nên nhiều năm qua ngay tại ngôi nhà sàn của mình.

Bảo tàng “độc nhất vô nhị” này là của ông Vi Văn Phúc (77 tuổi, trú thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, Nghệ An). Bảo tàng được ông Phúc lập nên nhiều năm qua ngay tại ngôi nhà sàn của mình.

Ngôi nhà sàn 2 tầng có diện tích hơn 300m2 được ông Phúc trưng bày kín các hiện vật. Với hơn 1.000 hiện vật, cổ vật là những đồ dùng, vật dụng, đồ thờ cúng tâm linh gắn liền với đồng bào dân tộc Thái.

Ngôi nhà sàn 2 tầng có diện tích hơn 300m2 được ông Phúc trưng bày kín các hiện vật. Với hơn 1.000 hiện vật, cổ vật là những đồ dùng, vật dụng, đồ thờ cúng tâm linh gắn liền với đồng bào dân tộc Thái.

Chủ bảo tàng độc đáo này cho biết, những hiện vật trưng bày này đã được ông sưu tầm từ lâu. Ông phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc mới có được những hiện vật cổ trưng bày trong bảo tàng này.

Chủ bảo tàng độc đáo này cho biết, những hiện vật trưng bày này đã được ông sưu tầm từ lâu. Ông phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc mới có được những hiện vật cổ trưng bày trong bảo tàng này.

Theo đó, bắt đầu từ năm 1990, gia đình ông Phúc chuyển từ xã Môn Sơn ra thị trấn Con Cuông ở. Cùng lúc này, ông Phúc quyết di chuyển căn nhà sàn đặc trưng của người Thái từ quê ra để lưu giữ kỷ niệm và bản sắc.

Theo đó, bắt đầu từ năm 1990, gia đình ông Phúc chuyển từ xã Môn Sơn ra thị trấn Con Cuông ở. Cùng lúc này, ông Phúc quyết di chuyển căn nhà sàn đặc trưng của người Thái từ quê ra để lưu giữ kỷ niệm và bản sắc.

Sau khi nhà sàn được dựng lên, ông Phúc bắt đầu hành trình sưu tầm hiện vật, cổ vật của đồng bào dân tộc Thái về treo trong nhà.

Sau khi nhà sàn được dựng lên, ông Phúc bắt đầu hành trình sưu tầm hiện vật, cổ vật của đồng bào dân tộc Thái về treo trong nhà.

Cứ mỗi lần nghe thấy ai bày cho ở đâu có đồ vật xưa của người Thái, ông Phúc lại lặn lội đến hỏi mua bằng được. “Tôi thấy bây giờ nhiều người trẻ đến cả tiếng của dân tộc mình cũng không biết. Nên tôi sưu tầm các hiện vật này về trưng bày vừa để lưu giữ bản sắc văn hóa, vừa để mọi người, nhất là thế hệ trẻ đến tham quan có thể hiểu hơn về đời sống, các vật dụng gắn liền với đồng bào dân tộc Thái. Từ đó mọi người, các cháu có thể biết được phần nào cuộc sống của cha ông ta ngày trước”, ông Phúc chia sẻ.

Cứ mỗi lần nghe thấy ai bày cho ở đâu có đồ vật xưa của người Thái, ông Phúc lại lặn lội đến hỏi mua bằng được. “Tôi thấy bây giờ nhiều người trẻ đến cả tiếng của dân tộc mình cũng không biết. Nên tôi sưu tầm các hiện vật này về trưng bày vừa để lưu giữ bản sắc văn hóa, vừa để mọi người, nhất là thế hệ trẻ đến tham quan có thể hiểu hơn về đời sống, các vật dụng gắn liền với đồng bào dân tộc Thái. Từ đó mọi người, các cháu có thể biết được phần nào cuộc sống của cha ông ta ngày trước”, ông Phúc chia sẻ.

Ông Phúc cho hay, điều khó nhất khi sưu tầm những hiện vật này là đồ vật mang bản sắc tâm linh của người Thái. “Những đồ này rất khó tìm vì đa số đã mất hết rồi. Nhiều đồ đồng cũng bị người dân bán hết. Một số thì họ cũng giữ lại”, ông Phúc nói.

Ông Phúc cho hay, điều khó nhất khi sưu tầm những hiện vật này là đồ vật mang bản sắc tâm linh của người Thái. “Những đồ này rất khó tìm vì đa số đã mất hết rồi. Nhiều đồ đồng cũng bị người dân bán hết. Một số thì họ cũng giữ lại”, ông Phúc nói.

Trong “bảo tàng” của ông Phúc có đầy đủ hiện vật từ đơn sơ đến đồ hiếm. Từ dụng cụ sản xuất, săn bắt, hái lượm, đồ sinh hoạt hằng ngày cho đến những nhạc cụ truyền thống, đồ thờ cúng, ma chay… đều được ông Phúc sưu tầm về trưng bày.

Trong “bảo tàng” của ông Phúc có đầy đủ hiện vật từ đơn sơ đến đồ hiếm. Từ dụng cụ sản xuất, săn bắt, hái lượm, đồ sinh hoạt hằng ngày cho đến những nhạc cụ truyền thống, đồ thờ cúng, ma chay… đều được ông Phúc sưu tầm về trưng bày.

Các hiện vật được ông Phúc sắp xếp khéo léo thành từng nhóm khác nhau để tiện cho du khách khi vào tham quan.

Các hiện vật được ông Phúc sắp xếp khéo léo thành từng nhóm khác nhau để tiện cho du khách khi vào tham quan.

Cái thì được ông Phúc treo thành từng dãy trên tường, cái đặt trên kệ.

Cái thì được ông Phúc treo thành từng dãy trên tường, cái đặt trên kệ.

Ông Phúc còn cẩn thận đóng tủ kính để bảo quản những vật dụng dễ bị hư hỏng theo thời gian như những bộ quần áo, sảm phẩm thổ cẩm của người dân tộc Thái.

Ông Phúc còn cẩn thận đóng tủ kính để bảo quản những vật dụng dễ bị hư hỏng theo thời gian như những bộ quần áo, sảm phẩm thổ cẩm của người dân tộc Thái.

Nhiều đồ vật cổ quý, có tuổi đời cả trăm năm được ông Phúc sưu tầm, cất giữ cẩn thận.

Nhiều đồ vật cổ quý, có tuổi đời cả trăm năm được ông Phúc sưu tầm, cất giữ cẩn thận.

Chiếc lục lạc của người Thái treo trên gia súc, vật nuôi để quá trình thả rông trong rừng dễ tìm kiếm cũng được ông Phúc sưu tầm trưng bày.

Chiếc lục lạc của người Thái treo trên gia súc, vật nuôi để quá trình thả rông trong rừng dễ tìm kiếm cũng được ông Phúc sưu tầm trưng bày.

Một bản lịch cổ như ô bàn cờ nhỏ được ông Phúc sưu tầm về trưng bày trong tủ.

Một bản lịch cổ như ô bàn cờ nhỏ được ông Phúc sưu tầm về trưng bày trong tủ.

Chiếc ghế làm từ gỗ nguyên khối được ông Phúc sắp xếp dọc lối đi trong nhà sàn. Đây là những chiếc ghế trong nhà quan người Thái được làm từ hơn 100 năm trước mà ông mua lại được. Bên trên ghế được chạm khắc khá tỉ mỉ.

Chiếc ghế làm từ gỗ nguyên khối được ông Phúc sắp xếp dọc lối đi trong nhà sàn. Đây là những chiếc ghế trong nhà quan người Thái được làm từ hơn 100 năm trước mà ông mua lại được. Bên trên ghế được chạm khắc khá tỉ mỉ.

Trong “bảo tàng” của mình, ông Phúc còn trang trí nhiều vật dụng thành một khu bếp của người Thái xưa. Trong gian bếp này có đầy đủ vật dụng cần thiết của người dân tộc Thái sử dụng hàng ngày.

Trong “bảo tàng” của mình, ông Phúc còn trang trí nhiều vật dụng thành một khu bếp của người Thái xưa. Trong gian bếp này có đầy đủ vật dụng cần thiết của người dân tộc Thái sử dụng hàng ngày.

Những đồ vật mang nhiều giá trị và ý nghĩa lớn. Từ đó, giúp mọi người có thể hiểu thêm về cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái xưa kia.

Những đồ vật mang nhiều giá trị và ý nghĩa lớn. Từ đó, giúp mọi người có thể hiểu thêm về cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái xưa kia.

Ngọc Tú

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/doc-dao-bao-tang-cua-cu-ong-voi-ca-nghin-hien-vat-ve-dong-bao-dan-toc-thai-post1586485.tpo