Dệt may, da giày thích ứng với yêu cầu thị trường

Các doanh nghiệp dệp may, da giày nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất xanh, sản xuất thân thiện với môi trường của EU và Mỹ để đạt mục tiêu tăng trưởng.

Các doanh nghiệp dệp may, da giày nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất xanh, sản xuất thân thiện với môi trường của EU và Mỹ để đạt mục tiêu tăng trưởng.

4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu 2 nhóm hàng dệt may, da giày đạt gần 20 tỷ USD sang thị trường chính là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), tăng hơn 9% so với cùng kỳ. Để đạt mục tiêu tăng trưởng hàng năm từ 10 - 20%, việc đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất xanh, sản xuất thân thiện với môi trường của EU và Mỹ là yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp bởi đây là hàng rào kỹ thuật mới trong sản xuất và xuất khẩu được áp dụng trong giai đoạn tới.

Tổng Công ty May 10 cho biết, nếu như bị tính theo giá carbon tại châu Âu, bình quân là 60 USD/ 1 tấn CO2 thì mỗi 1 chiếc áo sơ mi của doanh nghiệp sẽ phải cộng thêm khoảng 20 cent khi xuất khẩu. Tuy nhiên với việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi sang sản xuất xanh thì ước tính mỗi năm doanh nghiệp này sẽ tiết giảm được trên 30 tỷ đồng chi phí phát sinh.

Còn Công ty Cổ phần Giày Vĩnh Yên cho biết, để đáp ứng yêu cầu về sản xuất xanh, sản xuất an toàn với môi trường từ phía các nhà nhập khẩu, vốn để đầu tư cho công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng cần khoảng 100 tỉ đồng. Đây chính là thách thức lớn nhưng buộc phải thay đổi.

Các doanh nghiệp dệp may, da giày nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất xanh, sản xuất thân thiện với môi trườn. Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư.

Các doanh nghiệp dệp may, da giày nỗ lực đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất xanh, sản xuất thân thiện với môi trườn. Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày, Túi xách Việt Nam cho biết: "Chúng tôi rất mong muốn có được nguồn, quỹ liên quan đến thay đổi công nghệ, phát triển xanh. Tuy nhiên, chúng tôi cũng kiến nghị làm sao phải có thủ tục để doanh nghiệp có thể đơn giản tiếp cận được, đem lại hiệu quả. Cần tránh trường hợp như chúng ta đã thiết lập nhiều quỹ, nhưng thủ tục là quá rườm ra, quá chặt chẽ khiến cho việc tiếp cận của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn".

Năm 2024, xuất khẩu của nhóm hàng dệt may, da giày dự kiến tăng trưởng 10%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 80 tỷ USD. Như vậy, khi sản xuất thay đổi, đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu, đây sẽ vẫn là nhóm hàng hóa có lợi thế của Việt Nam để đạt các mục tiêu tăng trưởng đề ra.

Theo VTV.VN

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/189174/det-may,-da-giay-thich-ung-voi-yeu-cau-thi-truong.htm