Dân vùng biển Hà Tĩnh rước lễ vật cúng cá voi

Người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức lễ hội cầu ngư, hò chèo cạn Nhượng Bạn để báo đáp công ơn của cá voi, phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Độc đáo lễ hội cầu ngư ở vùng biển Hà Tĩnh. Video: Phạm Trường.

Sáng 15/5, tại miếu Đức Ngư Ông, người dân xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tổ chức lễ hội cầu ngư, hò chèo cạn Nhượng Bạn. Lễ hội này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Sáng 15/5, tại miếu Đức Ngư Ông, người dân xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tổ chức lễ hội cầu ngư, hò chèo cạn Nhượng Bạn. Lễ hội này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng - cho biết lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn có từ thời nhà Nguyễn, được người dân địa phương tổ chức ngày 8/4 Âm lịch hàng năm, mục đích báo đáp công ơn của Nam Hải Nhân Ngư Tôn Thần (một con cá voi lớn), cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đánh bắt được nhiều hải sản...

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng - cho biết lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn có từ thời nhà Nguyễn, được người dân địa phương tổ chức ngày 8/4 Âm lịch hàng năm, mục đích báo đáp công ơn của Nam Hải Nhân Ngư Tôn Thần (một con cá voi lớn), cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đánh bắt được nhiều hải sản...

Phần hội là tiết mục hò chèo cạn Nhượng Bạn, diễn trong khuôn viên miếu. Hàng trăm người dân tập trung đến xem. Hò chèo cạn Nhượng Bạn với những điệu hò biển như hò mái nhị, hò là, hò hụi... diễn tả và mô phỏng trên cạn những hoạt động chèo thuyền của người đi biển. Nội dung các câu hò thường là cầu trời đất, thần linh phù hộ cho trời yên biển lặng, cho dân đánh bắt hải sản được mùa.

Phần hội là tiết mục hò chèo cạn Nhượng Bạn, diễn trong khuôn viên miếu. Hàng trăm người dân tập trung đến xem. Hò chèo cạn Nhượng Bạn với những điệu hò biển như hò mái nhị, hò là, hò hụi... diễn tả và mô phỏng trên cạn những hoạt động chèo thuyền của người đi biển. Nội dung các câu hò thường là cầu trời đất, thần linh phù hộ cho trời yên biển lặng, cho dân đánh bắt hải sản được mùa.

Trong múa chèo cạn, đoàn người được ghép thành thuyền, các mái chèo được sơn phết xanh đỏ. Đội chèo cạn gồm khoảng 10 thành viên, mặc lễ phục màu vàng, đứng hai hàng xếp theo chiếc thuyền. Trong đội hình này có một người mang áo nâu, đóng vai là chủ thuyền, tay cầm mõ. Mỗi động tác gõ mõ tương ứng với một lần dùng chiếc gàu múc nước ra khỏi thuyền.

Trong múa chèo cạn, đoàn người được ghép thành thuyền, các mái chèo được sơn phết xanh đỏ. Đội chèo cạn gồm khoảng 10 thành viên, mặc lễ phục màu vàng, đứng hai hàng xếp theo chiếc thuyền. Trong đội hình này có một người mang áo nâu, đóng vai là chủ thuyền, tay cầm mõ. Mỗi động tác gõ mõ tương ứng với một lần dùng chiếc gàu múc nước ra khỏi thuyền.

Sau hò chèo cạn là lễ rước hương án của cá voi đi dọc khắp đường làng rồi vòng xuống biển. Hương án gồm một chiếc thuyền gỗ nhỏ có số hiệu, các lễ vật hoa quả, vàng mã... Trong ảnh, hàng trăm người dân đã đi từ trên miếu Đức Ngư Ông xuống dưới bờ biển xem lễ tiếp nhận hương án và quan sát đội thuyền diễu hành.

Sau hò chèo cạn là lễ rước hương án của cá voi đi dọc khắp đường làng rồi vòng xuống biển. Hương án gồm một chiếc thuyền gỗ nhỏ có số hiệu, các lễ vật hoa quả, vàng mã... Trong ảnh, hàng trăm người dân đã đi từ trên miếu Đức Ngư Ông xuống dưới bờ biển xem lễ tiếp nhận hương án và quan sát đội thuyền diễu hành.

Một đội thuyền gồm hàng chục chiếc trang trí nhiều màu sắc, đậu gần bờ chờ rước hương án đưa ra ngoài khơi làm lễ, sau đó thả xuống nước.

Một đội thuyền gồm hàng chục chiếc trang trí nhiều màu sắc, đậu gần bờ chờ rước hương án đưa ra ngoài khơi làm lễ, sau đó thả xuống nước.

Kiệu đặt hương án của cá voi được đưa lên thuyền.

Kiệu đặt hương án của cá voi được đưa lên thuyền.

Đội thuyền đi theo hàng, diễu hành vài vòng trên biển rồi thả lễ vật của cá voi trước khi quay vào bờ.

Đội thuyền đi theo hàng, diễu hành vài vòng trên biển rồi thả lễ vật của cá voi trước khi quay vào bờ.

Hàng trăm người dân địa phương cùng du khách có mặt, đứng dọc bãi biển và bờ kè để chiêm ngưỡng lễ hội.

Hàng trăm người dân địa phương cùng du khách có mặt, đứng dọc bãi biển và bờ kè để chiêm ngưỡng lễ hội.

Tại lễ hội này còn có cuộc thi đua thuyền thúng. Mỗi đội có 3 vận động viên cùng tham gia chèo thuyền thúng với cự ly gần 1.000 m.

Tại lễ hội này còn có cuộc thi đua thuyền thúng. Mỗi đội có 3 vận động viên cùng tham gia chèo thuyền thúng với cự ly gần 1.000 m.

Những tay chèo đều là ngư dân sinh sống bằng nghề chài lưới ở vùng biển Cửa Nhượng mạnh mẽ để giành chiến thắng.

Những tay chèo đều là ngư dân sinh sống bằng nghề chài lưới ở vùng biển Cửa Nhượng mạnh mẽ để giành chiến thắng.

“Bên cạnh ý nghĩa tâm linh, lễ hội còn là nguồn tư liệu lịch sử phong phú, là cơ sở giúp các nhà khoa học nghiên cứu đời sống tinh thần của cư dân ven biển Hà Tĩnh như lịch sử hình thành vùng đất, quá trình tụ cư...”, lãnh đạo UBND xã Cẩm Nhượng thông tin.

“Bên cạnh ý nghĩa tâm linh, lễ hội còn là nguồn tư liệu lịch sử phong phú, là cơ sở giúp các nhà khoa học nghiên cứu đời sống tinh thần của cư dân ven biển Hà Tĩnh như lịch sử hình thành vùng đất, quá trình tụ cư...”, lãnh đạo UBND xã Cẩm Nhượng thông tin.

Phạm Trường

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/dan-vung-bien-ha-tinh-ruoc-le-vat-cung-ca-voi-post1637348.tpo