CAPEX: Giá dầu thô có thể tiếp tục tăng trong Quý II/2024

Xin trân trọng giới thiệu dự báo giá dầu thô thời gian tới của CAPEX.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau đây, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc những nội dung chính về dự báo giá dầu thô thời gian tới của CAPEX để tham khảo.

Tóm tắt nội dung dự báo về dầu mỏ và giá dầu thô

Giá dầu đã tăng mạnh trong Quý I/2024 do triển vọng cung/cầu thắt chặt và mối quan ngại về địa chính trị toàn cầu ngày càng gia tăng, đẩy giá dầu thô giao kỳ hạn chuẩn của Hoa Kỳ và Châu Âu lên mức cao nhất trong 5 tháng qua. Câu hỏi đặt ra là liệu giá dầu thô có tiếp tục tăng cao ngay trong năm nay? Dưới đây là những dự báo và giá dầu mới nhất cho năm 2024.

Dự báo giá dầu thô tiếp tục quỹ đạo đi lên vào đầu Quý II năm nay do căng thẳng địa chính trị gia tăng trùng hợp với triển vọng cân bằng cung cầu chặt chẽ hơn trong thời gian còn lại của năm 2024. Trong ba tháng đầu năm 2024, hợp đồng tương lai WTI (West Texas Middle) của Hoa Kỳ đã tăng 16,1%, giá phiên giao dịch đóng cửa đạt mức 83,20 USD, trong khi giá dầu thô Brent tăng 13%, kết thúc quý ở mức 87,50 USD/thùng dầu. Giá dầu WTI tăng hàng tháng trong quý đầu tiên của năm này sau ba tháng giảm liên tiếp từ tháng 10 đến tháng 12/2023. Quỹ Dầu mỏ Hoa Kỳ (United States oil fund-USOF), một quỹ giao dịch trao đổi theo dõi giá dầu của Hoa Kỳ cũng cho thấy mức giá dầu tăng tương tự, tăng hơn 18% trong quý đầu tiên của năm nay.

Về cơ bản, tất cả những yếu tố trên đã thúc đẩy giá dầu thô tăng ngay trong Quý I/2024, đây được cho là một quý tốt lành đối với các nhà sản xuất dầu khí lớn. Các công ty năng lượng lớn thuộc Chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Hoa Kỳ S&P 500 được theo dõi bởi Energy Select Sector SPDR Fund (XLE), một quỹ giao dịch trao đổi đã đem lại lợi nhuận 14,4% từ đầu năm đến nay. Lợi nhuận của gã khổng lồ ExxonMobil Corporation (mã chứng khoán: XOM), đã tăng 19,3% từ đầu năm đến nay, trong khi các hãng ConocoPhillips (mã chứng khoán: COP) cũng đạt đà tăng 12,6% và Chevron Corporation (mã chứng khoán: CVX), cũng đã tăng tới 7,1%, là ba cổ phiếu hàng đầu hiện đang được săn lùng nhiều nhất.

Tuy nhiên, do giá xăng bán buôn tăng nhanh hơn giá dầu thô, nên một số nhà máy hóa lọc dầu ở hạ nguồn, tiếp thị thị trường và vận tải ở hạ nguồn đã đặt cược đầu cơ ở mức tăng trưởng lớn nhất khi so sánh mức tăng 16% của dầu WTI với mức tăng 32% hàng quý của hợp đồng tương lai xăng RBOB (reformulated blendstock for oxygenate blending) là một chất chưng cất hydrocarbon từ dầu thô được sử dụng để sản xuất nhiên liệu xăng; sau khi được chưng cất từ dầu mỏ, RBOB được pha trộn với ethanol để sản xuất một loại xăng tạo ra ít khí thải carbon hơn ra môi trường. Như vậy, hãng Marathon Petroleum Corp (MPC) cũng đã tăng lợi nhuận lên 42,5% kể từ đầu năm cho đến nay, trong khi hãng Valero Energy Corporation (VLO) cũng đạt đà tăng 36,3%.

Theo dự báo giá dầu thô mới nhất trong những tuần tới đây, giá dầu có thể tiếp tục tăng trong Quý II/2024 song vẫn phải đối mặt với sự không chắc chắn đáng kể trong ngắn hạn, cụ thể là:

- Dự báo giá dầu Quý II/2024: Các nhà phân tích năng lượng có xu hướng nhất trí việc giá dầu khó có thể giảm mạnh trở lại trong những tuần và tháng tới đây. EIA dự báo giá dầu thô Brent giao ngay sẽ đạt mức trung bình 90 USD/thùng dầu (b) ngay trong quý này.

- Dự báo giá dầu năm 2024: Trong khi EIA dự báo giá dầu thô Brent sẽ đạt mức trung bình 89 USD/thùng dầu (b) vào năm 2024, thì Ngân hàng thế giới (WB) và hãng Fitch Ratings đã đưa ra cảnh báo, do hạn chế về nguồn cung và các cuộc xung đột khu vực, cú sốc giá dầu dự báo sẽ đạt 120 USD/thùng dầu ngay trong năm 2024, điều này sẽ kìm hãm đà tăng trưởng và thúc đẩy gia tăng lạm phát.

- Dự đoán giá dầu trong 5 năm tới và xa hơn thế nữa: Một số chuyên gia năng lượng thì dự báo nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch có thể giảm về trung và dài hạn, dẫn đến giá dầu thấp hơn trong vòng từ 5 đến 10 năm tới. EIA đã dự báo giá dầu thô Brent trung bình ở mức 61 USD/thùng dầu vào năm 2025 và 73 USD/thùng dầu vào năm 2030.

Dự báo dầu thô năm 2024: OPEC cắt giảm sản lượng để bình ổn giá dầu

Hiện những quan ngại ngày càng tăng do việc thắt chặt nguồn cung cùng với sự bất ổn dai dẳng ở khu vực Trung Đông tiếp tục hỗ trợ xu hướng tăng đặt cược đầu cơ vào hai loại dầu Brent và WTI khi mà sự phát triển của Trung Quốc đang bắt đầu tăng tốc một chút, các chỉ số kinh tế của Hoa Kỳ tiếp tục vượt dự báo và việc cắt giảm sản lượng của OPEC dự kiến sẽ kéo dài đến cuối tháng 6 năm nay. Tuy vậy, căng thẳng ở khu vực Trung Đông đang gia tăng do các vụ không kích của Israel đã lan tới Syria và Lebanon, điều này có thể dẫn đến một cuộc đối đầu rộng lớn hơn trong khu vực này. Ngoài ra, sự hỗ trợ lâu dài của Iran cho các tổ chức chiến binh địa phương ngày càng làm trầm trọng thêm mức độ bất ổn vốn đã nổi bật trong khu vực Trung Đông.

Trong khi đó, cuộc đối đầu kéo dài giữa CHLB Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hồi kết giải quyết rõ ràng, điều này đang khiến môi trường địa chính trị thế giới trở nên căng thẳng.

Hiện các nhà đầu tư đầu cơ ngày càng bị thu hút bởi những yếu tố địa chính trị trên. Theo dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch hàng hóa kỳ hạn (commodity futures trading commission-CFTC) là một cơ quan liên bang độc lập có trụ sở ở thủ đô Washington DC được lập bởi Quốc hội Hoa Kỳ năm 1974 nhằm điều tiết thị trường hàng hóa kỳ hạn; các doanh nhân tham gia thị trường hàng hóa được yêu cầu đăng ký với CFTC có quyền thiết lập các yêu cầu về biên độ, điều tiết các hợp đồng hàng hóa quyền chọn (option), giám sát kinh doanh hợp đồng kỳ hạn ủy thác hoa hồng đã đăng ký, các quan điểm mua ròng mang tính đầu cơ khi đặt cược vào giá dầu thô tăng thêm, đã gia tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua.

Hơn thế nữa, theo hãng tin Reuters mới đây, các quỹ bảo hiểm rủi ro đang tràn vào thị trường dầu thô mua các hợp đồng tương lai hàng đầu với giá trị tương đương 140 triệu thùng dầu chỉ trong có 07 ngày tính đến ngày 19/3 vừa qua-một tốc độ mua bán dầu thô nhanh nhất kể từ tháng 12/2019 cho đến nay.

Chính sách của OPEC+ là chìa khóa

Nhóm OPEC+, bao gồm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh, đã quyết định kéo dài giới hạn sản lượng dầu thô ở mức 2,2 triệu thùng mỗi ngày (BPD). Tất nhiên, Ả rập Xê-út là cường quốc chính của nhóm này đã cắt giảm tự nguyện 1 triệu BPD của họ dự kiến sẽ có hiệu lực cho đến cuối tháng 6 tới.

Một trong số nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng vọt trong năm nay là do việc cắt giảm sản lượng dầu của OPEC. Do vậy, việc duy trì sản lượng sản xuất sẽ cung cấp cho thị trường rất nhiều hỗ trợ cơ bản. Tuy nhiên, OPEC hiện không còn là trọng tài như trước đây nữa và tác động của việc cắt giảm sản lượng trong nhóm sẽ được giảm thiểu nhờ nguồn cung khác từ bên ngoài nhóm.

Tuy nhiên, do vào tháng 12/2023, sản lượng dầu của Hoa Kỳ đã lập mức đỉnh kỷ lục, nên kể từ đó, Hoa Kỳ có thể bị mắc kẹt ở mức đó trong tương lai gần. OPEC có thể tự tin hơn khi tiếp tục cắt giảm sản lượng sau khi xét đến khả năng họ sẽ thành công hơn nữa.

Dự báo nguồn cung dầu toàn cầu năm 2024

Báo cáo thị trường dầu của IEA công bố vào tháng 4 vừa qua cho thấy, cho đến năm 2025, các nhà sản xuất ngoài OPEC+ dẫn đầu là Hoa Kỳ, sẽ tiếp tục thúc đẩy việc mở rộng nguồn cung dầu toàn cầu do các giới hạn sản lượng liên tục của liên minh OPEC+. Kể từ khi liên minh này cắt giảm nguồn cung khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày khỏi thị trường kể từ cuối năm 2022, trong khi các nước ngoài OPEC+ tăng sản lượng dầu tương đương, thị phần của OPEC+ đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Dự báo có vẻ như vào năm 2024, khi các nước ngoài OPEC+ tăng sản lượng thêm 1,6 triệu thùng dầu/ngày, thì xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra. Các chuyên gia năng lượng ước tính rằng nguồn cung của OPEC+ sẽ giảm xuống 820 nghìn thùng dầu/ngày nếu việc cắt giảm được duy trì trong nửa cuối năm nay. Khi khu vực ngoài OPEC+ dẫn đầu mức tăng sản lượng năm thứ ba liên tiếp, tăng 1,4 triệu thùng dầu/ngày, nguồn cung dầu thế giới dự kiến cũng sẽ tăng 1,6 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2025, thiết lập mức cao mới là 104,5 triệu thùng dầu/ngày.

Hiện chỉ tính riêng sản lượng dầu mới từ Hoa Kỳ, Brazil, Guyana và Canada là có thể đủ để đáp ứng sự tăng trưởng về nhu cầu dầu toàn cầu được dự báo cho năm nay và cả năm 2025. Với mức tăng thêm 1,2 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2024 và 1 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2025, bốn quốc gia này dự kiến sẽ một lần nữa sản xuất khai thác dầu thô ở mức cao kỷ lục. Ngay cả khi động lực ở Hoa Kỳ tăng trưởng chậm lại, vào năm 2024 và 2025, sản lượng tăng thêm lần lượt đạt mức 650 nghìn thùng dầu/ngày và 540 nghìn thùng dầu/ngày, điều này khiến cho Hoa Kỳ trở thành nguồn cung tăng trưởng lớn nhất trên toàn cầu.

Dự báo tồn kho dầu toàn cầu trong Quý II/2024 sẽ giảm hơn 0,9 triệu thùng dầu mỗi ngày do sản lượng đi ngang và mức tiêu thụ tăng, điều mà EIA dự báo sẽ đẩy giá dầu lên cao. Giá dầu dự kiến sẽ vẫn đứng ở mức cao trong Quý II năm nay, trung bình với mức là 90 USD/thùng dầu, cao hơn 2 USD/thùng so với báo cáo STEO của EIA công bố tháng trước do sự cân bằng thị trường chặt chẽ hơn.

EIA cũng đã dự báo lượng dầu tồn kho sẽ bắt đầu gia tăng vào năm 2025 vì một khi việc cắt giảm sản lượng nguồn cung của OPEC+ hết hạn, thì sản lượng sản xuất sẽ tăng lên. Vào năm 2025, EIA dự báo mức tồn kho dầu toàn cầu sẽ tăng trung bình 0,4 triệu thùng dầu mỗi ngày, điều này sẽ khiến giá dầu giảm.

Dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2024

Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu đã giảm hơn so với báo cáo STEO của IEA công bố tháng trước vào khoảng 100 nghìn thùng dầu/ngày, xuống còn 1,2 triệu thùng dầu/ngày do nguồn cung của OECD thấp bất thường vào đầu năm nay. Khi sự phục hồi sau COVID-19 đã lên đến đỉnh điểm, tốc độ mở rộng nhu cầu dầu sẽ còn chậm hơn nữa, xuống chỉ còn 1,1 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2025, theo bản cập nhật của EIA về dự báo nhu cầu dầu cho năm 2025. Dự báo chủ yếu là các quốc gia không thuộc OECD, với nhu cầu dầu tăng trưởng dự kiến là 1,3 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2024 và 1,2 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2025. Trong khi đó, mức tiêu thụ dầu của OECD dự kiến sẽ giảm 60 nghìn thùng dầu/ngày trong cả hai năm tới đây. Tỷ lệ tăng trưởng dầu toàn cầu giảm từ 79% (2023) xuống còn 45% (2024) và 27% (2025). Trung Quốc vẫn dẫn đầu mức tăng trưởng nhu cầu dầu trên toàn cầu.

Theo báo cáo của IEA, sản lượng mạnh mẽ của các nước ngoài OPEC+ kết hợp với nhu cầu tăng chậm lại được dự báo sẽ làm giảm nhu cầu dầu thô của OPEC+ khoảng 300 nghìn thùng dầu/ngày vào năm 2025, xuống mức trung bình 41,5 triệu thùng dầu/ngày. Ngoại trừ giai đoạn đại dịch COVID-19, sản lượng dự phòng hiệu quả có thể đạt 6 triệu thùng dầu/ngày, trở thành vùng đệm nguồn cung sản lượng dầu lớn nhất của OPEC+ cho đến nay, nếu hoạt động sản xuất theo kịp nhu cầu dầu đó.

So với dự báo dầu vào tháng trước đó, EIA đã nâng ước tính về mức tiêu thụ nhiên liệu lỏng của thế giới vào năm 2022 lên gần 0,8 triệu thùng mỗi ngày (b/d). Hầu hết sự thay đổi này có thể là do mức tiêu dùng ngoài OECD lớn hơn so với dự báo ban đầu của EIA. Dữ liệu lịch sử cơ sở cao hơn cho năm 2022 làm gia tăng dự báo của EIA về mức tiêu thụ dầu vào năm 2023 và cho các năm 2024 và 2025. Hiện EIA ước tính mức tiêu thụ nhiên liệu lỏng toàn cầu trung bình là 102,0 triệu thùng/ngày vào năm 2023, tăng 2,0 triệu thùng/ngày so với 2022 và cao hơn khoảng 1,0 triệu thùng/ngày so với báo cáo STEO của EIA công bố vào tháng trước. Mức tiêu thụ nhiên liệu lỏng toàn cầu trong dự báo của EIA cho Quý II/2024 hiện đạt trung bình 102,9 triệu thùng/ngày vào năm 2024 và 104,3 triệu thùng/ngày vào năm 2025, cao hơn từ 0,4 triệu thùng/ngày đến 0,5 triệu thùng/ngày trong cả hai năm so với báo cáo STEO tháng trước đó. Dự báo tăng trưởng tiêu thụ dầu qua từng năm trong năm 2025 hầu như không thay đổi so với báo cáo dự báo dầu đưa ra tháng 3 vừa qua.

Ngược lại với dự báo dầu mỏ và triển vọng năng lượng trước đó của EIA, những điều chỉnh đối với mức tiêu thụ nhiên liệu lỏng trước đây đã làm giảm mức tăng trưởng nhu cầu vào năm 2024 mặc dù chúng làm gia tăng mức tiêu thụ xăng dầu dự kiến. Tuy nhiên, động lực tăng trưởng vẫn giống nhau: Các quốc gia Châu Á không thuộc OECD, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, chịu trách nhiệm cho phần lớn sự tăng trưởng về nhu cầu nhiên liệu lỏng trên toàn cầu, song khu vực Trung Đông và Hoa Kỳ cũng dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể.

Dự báo giá dầu về mặt kỹ thuật Quý II/2024: Giá dầu có thể tăng cao?

Giá dầu đã kết thúc năm 2023 với mức giảm mạnh, giảm hơn 20% trong khoảng thời gian từ mức đỉnh cuối tháng 10 đến giữa tháng 12/2023 và phục hồi trở lại mức cao nhất của tháng 9/2023 nay trong quý đầu tiên của năm nay.

Dự báo giá dầu WTI – Đường xu hướng kháng cự về dài hạn sắp xuất hiện

Dầu WTI là chỉ số chuẩn dầu thô của Hoa Kỳ, đã đạt mức cao nhất trong 5 tháng vào đầu Quý IV/2023 và đang tiến gần đến đường xu hướng giảm dài hạn trên biểu đồ giá cả giao dịch hàng tuần, điều này đã vượt quá mức giá thị trường kể từ giữa năm 2022.

Trường hợp nếu không bị phá vỡ, kênh xu hướng giá tăng hiện tại sẽ đưa thị trường lên trên đường xu hướng nếu nó vượt qua mốc giá 83 USD/thùng dầu. Việc tăng giá lên mức đó cuối cùng sẽ tập trung vào mức kháng cự ở mức cao đáng kể. Đó chính là mức giá 94,57 USD/thùng dầu đạt được vào ngày 25/9/2023, mức cao nhất trong một năm vào thời điểm đó. Sự hỗ trợ có vẻ vững chắc đạt được trong vùng giá từ 64 USD đến 65 USD/thùng dầu song phương hướng của bất kỳ sự đột phá nào từ kênh tăng giá dầu hiện tại đều có thể chỉ mang tính hướng dẫn.

Dự báo giá dầu Brent – Kiểm tra mức kháng cự ngang quan trọng

Biểu đồ của giá dầu Brent chuẩn quốc tế nhìn chung giống với biểu đồ của dầu WTI chuẩn Hoa Kỳ, mặc dù rõ ràng là kém lạc quan hơn một chút. Giá dầu Brent hiện đang giao dịch giữa mức Fibonacci thoái lui được dùng để xác định các vùng đảo chiều mà thị trường sẽ chấm dứt quá trình điều chỉnh hay hồi phục kỹ thuật lần lượt là 50% và 61,8% khi chúng tăng lên mức cao nhất trong tháng 3/2022 từ mức thấp nhất trong tháng 10/2020. Điều này đã hỗ trợ giá dầu ở mức 75 USD/thùng dầu sau khi đã vượt qua nhiều thử nghiệm khác nhau kể từ đầu năm 2023 đến nay.

Những nhà đầu cơ giá dầu lên sẽ cần phải củng cố trên mốc giá 86,75 USD/thùng dầu nếu muốn đạt mức giá cao nhất khoảng 95 USD/thùng dầu được nhìn thấy lần cuối, rất ngắn gọn, vào tháng 9 năm nay.

Dự báo giá dầu năm 2024 và giai đoạn 2025-2030

Giá dầu thô WTI và Brent được dự báo sẽ chững lại trong nửa đầu năm 2024 và tăng lên trong nửa cuối năm 2024, phản ánh kỳ vọng của EIA về việc thắt chặt cán cân trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Dưới đây là những dự báo giá dầu quan trọng nhất được một số tổ chức tài chính có ảnh hưởng nhất trên thế giới công bố hoặc cập nhật hiện nay.

EIA điều chỉnh tăng dự báo giá dầu thô Quý II và cả năm 2024: Trong báo cáo STEO đầu tiên của Quý II/2024, EIA dự báo giá dầu thô Brent giao ngay sẽ tăng lên mức trung bình 90 USD/thùng dầu trong Quý II/2024 từ mức trung bình 78 USD/thùng dầu trong tháng 12/2023 và cao hơn dự báo giá dầu vào tháng 3 năm nay, một phần do EIA kỳ vọng lượng dầu tồn kho toàn cầu giảm mạnh trong quý này và những rủi ro địa chính trị đang diễn ra. EIA đã cập nhật dự báo về giá dầu Brent giao ngay sẽ đạt trung bình 89 USD/thùng dầu vào năm tới, tăng hơn so với dự báo giá dầu này trước đó chỉ là 83 USD/thùng dầu vào đầu năm nay.

Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu năm 2024 giảm 12% do sản lượng dầu của Hoa Kỳ bội thu:Ngân hàng Phố Wallcho biết đặt kỳ vọng giá dầu Brent chuẩn toàn cầu, sẽ đạt trung bình 81 USD/thùng dầu vào năm 2024, giảm hơn so với ước tính trước đó là 92 USD/thùng dầu song dự báo giá dầu Brent sẽ đạt đỉnh 85 USD/thùng dầu vào tháng 6 tới. Theo các nhà phân tích của ngân hàng Phố Wall cho biết “lý do chính” dẫn đến kỳ vọng về giá dầu Brent được điều chỉnh là bởi “sự gia tăng liên tục về tốc độ khoan và cường độ hoàn thiện giếng” ở Hoa Kỳ. Goldman Sachs thì cho biết, việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+, tiềm năng phục hồi kinh tế ở Trung Quốc, cũng như nguy cơ suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ chỉ ở mức “khiêm tốn”, cùng các yếu tố khác, đều có khả năng hạn chế mức độ giảm giá dầu xuống thấp.

Ngân hàng Barclays cũng hạ dự báo giá dầu Brent năm 2024 xuống 93 USD/thùng do quan ngại về nhu cầu thấp: Ngân hàng Barclays đã hạ dự báo giá dầu Brent đối với hợp đồng tương lai năm 2024 sẽ giảm thêm 4 USD/thùng dầu xuống chỉ còn 93 USD/thùng dầu song lưu ý rằng đợt bán tháo giá dầu toàn cầu gần đây có thể đã vượt quá mức. Ngân hàng Barclays cho biết trong một ghi chú cuối năm 2023 rằng những quan ngại kéo dài về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu đã được hỗ trợ trong tuần này bởi dữ liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Hoa Kỳ tăng đột biến và sự suy yếu kinh tế ở Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới. Tuy đã hạ dự báo giá dầu Brent năm 2024 xuống thêm 4 USD/thùng dầu song Ngân hàng Barclays vẫn duy trì quan điểm đồng thuận trên đường cong về giá, đồng thời cũng lưu ý dự báo giá dầu Brent năm 2024 vẫn cao hơn 14 USD/thùng dầu so với đường cong hợp đồng giao kỳ hạn của dầu Brent.

Ngân hàng Thế giới cảnh báo giá dầu có thể đạt 150 USD/thùng vào năm 2024: Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo nếu chiến tranh Israel-Hamas biến thành xung đột khu vực, giá dầu có thể tăng lên 150 USD/thùng dầu vào năm 2024. Tuy nhiên, chiến tranh Israel-Hamas cho đến nay chỉ có tác động hạn chế đến giá dầu toàn cầu. Tuy nhiên, WB cho biết, sự leo thang của cuộc xung đột hiện nay có thể làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu tới 8 triệu thùng mỗi ngày, điều này sẽ dẫn đến giá dầu tăng mạnh. Sự gián đoạn nguồn cung dầu này sẽ giống như sự kiện khiến khoảng 7,5% nguồn cung dầu của thế giới bị mất trong thời kỳ gián đoạn nguồn cung dầu mỏ ở khu vực thế giới Ả rập năm 1973. Tuy vậy, WB vẫn lưu ý các quốc gia vẫn thương thảo phù hợp hơn để đối phó với cú sốc nguồn cung dầu như đã từng xảy ra năm 1973.

ING dự báo giá dầu tăng trong nửa cuối năm 2024: Ngân hàng ING cho biết việc cắt giảm nguồn cung dầu sẽ đủ để loại bỏ tình trạng dư thừa hàng tồn kho trong Quý I/2024, điều này khiến thị trường rơi vào tình trạng thâm hụt nhỏ vào đầu năm tới. Tuy nhiên, lượng dầu tồn kho vẫn có thặng dư nhỏ trong Quý II/2024 có nghĩa là thị trường phần lớn được cân bằng trong 6 tháng đầu năm 2024. Điều này có thể và sẽ thay đổi tùy thuộc vào cách các thành viên OPEC+ giải quyết các đợt cắt giảm sản lượng tự nguyện.

Đối với một thị trường dầu thô khá cân bằng, Ngân hàng ING dự báo giá dầu Brent sẽ tiếp tục giao dịch ở mức thấp 80 USD/thùng dầu vào đầu năm tới. Nửa cuối năm 2024 sẽ chứng kiến thị trường quay trở lại tình trạng thâm hụt, điều này cho thấy giá dầu sẽ tăng cao hơn trong nửa cuối năm 2024. Tuy nhiên, dự báo giá dầu Brent sẽ đạt mức trung bình 91 USD/thùng dầu trong sáu tháng cuối năm 2024. Tuy vậy, vào đầu Quý II/2024, các nhà phân tích của Ngân hàng ING đã điều chỉnh cao hơn mức dự báo giá dầu ngắn hạn, đồng thời điều chỉnh hồ sơ vào cuối năm với giá dầu có thể đạt đỉnh vào Quý III năm nay thay vì quý cuối cùng của năm 2024 như dự báo trước đó.

Ngân hàng Citigroup dự báo giá dầu thô Brent 73 USD/thùng trong Quý II/2024: Dự báo giá dầu Brent của Ngân hàng Citigroup cho năm 2024 hướng tới mức giá 73 USD/thùng dầu vào Quý II/2024 và 68 USD/thùng dầu vào cuối năm nay. Citigroup cũng cảnh báo có khả năng bùng nổ tăng giá dầu nếu có một cơn lốc cực mạnh hoặc biến động địa chính trị. Tuy nhiên, Citigroup nhận thấy nguy cơ tiềm ẩn về khả năng mở rộng chiến tranh ở khu vực Trung Đông là khá thấp. Citigroup tin rằng nguồn cung sẽ vượt quá nhu cầu trung bình 1,4 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2024 nhờ sự đóng góp từ nguồn cung ngoài OPEC ví như từ Argentina, Brazil, Canada, Guyana và Hoa Kỳ.

JPMorgan dự báo giá dầu thô sẽ đạt trung bình 83 USD/thùng vào năm 2024: Sau khi giảm vào năm 2023, J.P. Morgan Research dự báo giá dầu Brent gần như không thay đổi vào năm 2024 và giảm thêm 10% vào năm 2025 khi mà dự báo giá dầu Brent không thay đổi kể từ tháng 6 năm nay và dự kiến sẽ ở mức trung bình 83 USD/thùng dầu (bbl) trong năm 2024. Điều này sẽ được củng cố bởi các nguyên tắc cơ bản về cung-cầu khá vững chắc bất chấp những khó khăn kinh tế kéo dài, nhu cầu dầu sẽ tăng 1,6 triệu thùng mỗi ngày (mbd) vào năm 2024, được củng cố bởi các thị trường mới nổi mạnh mẽ như Hoa Kỳ kiên cường và một Châu Âu tuy yếu kém song ổn định.

Fitch Ratings dự báo cú sốc giá dầu sẽ tác động tới tăng trưởng năm 2024 và thúc đẩy lạm phát: Bộ phận triển vọng kinh tế toàn cầu (GEO) của Fitch Ratings dự báo giá dầu sẽ lần lượt đạt trung bình 75 USD/thùng dầu và 70 USD/thùng dầu lần lượt vào năm 2024 và 2025. Sử dụng mô phỏng từ mô hình kinh tế toàn cầu của Oxford Economics, Fitch Ratings ước tính tác động của giá dầu cao hơn trong suốt giai đoạn 2024-2025 đối với dự báo lạm phát và tăng trưởng GEO cơ bản.

Theo đó, kịch bản của Fitch Ratings giả định rằng, do hạn chế về nguồn cung, giá dầu đạt trung bình là 120 USD/thùng dầu vào năm 2024 và 100 USD/thùng dầu vào năm 2025. Giá dầu cao hơn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP ở hầu hết các nền kinh tế “Fitch 20” của GEO, mặc dù tác động sẽ bị tiêu biến phần lớn vào năm 2025. Việc không có sự phục hồi tăng trưởng đáng kể vào năm 2025 hàm ý tác động lâu dài hơn, nếu nói chung chỉ là ở mức vừa phải, đối với mức GDP ở hầu hết các quốc gia, điều này có thể ảnh hưởng đến các đánh giá về tăng trưởng tiềm năng.

Dự báo giá dầu dựa trên thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI): Giá dầu thô dự kiến sẽ được giao dịch ở mức 86,36 USD/thùng dầu vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Trong tương lai, họ ước tính giá dầu sẽ được giao dịch ở mức 91,86 USD/thùng dầu trong 12 tháng tới. Giá dầu thô Brent dự kiến sẽ được giao dịch ở mức 90,97 USD/thùng dầu vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Trong tương lai, họ ước tính giá dầu sẽ được giao dịch ở mức 96,28 trong 12 tháng tới.

Dự báo giá dầu Brent dài hạn kỳ vọng sẽ đóng cửa năm 2024 ở mức 94,90 USD/thùng dầu với mức tối đa là 106 USD/thùng dầu vào tháng 8 năm nay, trong khi giá dầu WTI sẽ đóng cửa năm 2024 ở mức giá 91,34 USD/thùng dầu với mức giá tối đa là 103 USD/thùng dầu vào tháng 8 năm nay.

Trong khi đó, các nhà đầu tư Wallet Investor chuyên cung cấp số liệu thống kê về giới hạn thị trường tiền điện tử, thay đổi giá cả và thực hiện dự đoán giá dựa trên Machine Learning (AI), thì lại dự báo giá dầu Brent sẽ kết thúc năm 2024 cán ở mức 690,20 USD/thùng dầu với mức giá tối đa là tháng 8 năm nay.

Dự báo giá dầu trong 5 năm tới và xa hơn thế nữa (giai đoạn 2025 – 2050)

Một số chuyên gia dự báo nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch có thể giảm trong trung và dài hạn, dẫn đến giá dầu thấp hơn trong vòng 10 năm tới. Do đó, giá dầu vào năm 2030 được nhiều người dự đoán sẽ ở mức dưới 100 USD/thùng dầu.

Theo báo cáo triển vọng năng lượng hàng năm, EIA đưa ra quan điểm thận trọng đối với dự báo giá dầu vào năm 2030 với kỳ vọng giá dầu thô Brent trung bình chỉ ở mức 61 USD/thùng dầu (2025), 73 USD/thùng dầu (2030), 80 USD/thùng dầu (2035), 87 USD/thùng dầu (2040), 91 USD/thùng dầu (2045) và 95 USD/thùng dầu (2050).

Công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie cho biết nếu mức tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu phù hợp với mục tiêu cắt giảm khí phát thải nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu, dự báo giá dầu vào năm 2030 có thể giảm xuống mức 40 USD/thùng dầu.

Wallet Investor dự báo dầu WTI sẽ giao dịch ở mức 102,94 USD/thùng dầu và giá dầu Brent chỉ là 97 USD/thùng dầu vào cuối năm 2025; dự báo giá dầu năm 2025 giao dài hạn: dầu WTI (113,0 USD/thùng dầu) và dầu Brent (124,0 USD/thùng dầu); dự báo giá dầu trong 5 năm tới là 100,75 USD/thùng dầu WTI và 131,53 USD/thùng dầu Brent và dự báo dài hạn: 143,0 USD/thùng dầu WTI và 174,0 USD/thùng dầu Brent./.

Tuấn Hùng

CAPEX

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/capex-gia-dau-tho-co-the-tiep-tuc-tang-trong-quy-ii2024-711067.html