Cách xử lý vô lăng bị khóa cứng khi xe đang chạy

Khi tham gia giao thông, điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn là sự an toàn, đi đến nơi về đến chốn. Tuy nhiên những tình huống không may vẫn có thể xảy ra, như bất ngờ gặp chướng ngại vật hay đột nhiên đang di chuyển thì vô lăng bị khóa cứng lại. Để đề phòng và xử lý đảm bảo an toàn khi bị khóa cứng vô lăng, thông tin sau đây sẽ giúp ích cho lái xe.

Hệ thống trợ lực lái trên các xe ô tô hiện nay được chia làm hai loại, gồm trợ lực dầu hoặc dầu lai điện và trợ lực điện. Đối với hệ thống lái trợ lực dầu hoặc dầu lai điện, các vấn đề thường gặp là dầu trợ lực lái ở mức quá thấp, đứt dây curoa trợ lực lái, bục ống dầu trợ lực lái, hỏng bơm trợ lực lái dẫn đến vô lăng rơi vào trường hợp bị khóa cứng.

Các vấn đề thường gặp đối với hệ thống trợ lực lái.

Các vấn đề thường gặp đối với hệ thống trợ lực lái.

Chủ xe, lái xe có thể nhận biết hệ thống lái gặp vấn đề qua những dấu hiệu sau:

Có thể mở nắp capo để kiểm tra mức độ dầu trong bình chứa bằng mắt thường. Định kỳ thay dầu trợ lực lái sau 60.000km – 80.000km để đảm bảo hệ thống lái vận hành trơn tru.

Với dây curoa trợ lực lái bị trượt hoặc đứt, xe sẽ có tiếng kêu rít khi đề nổ hoặc khi quay vô lăng, đồng thời đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ sẽ sáng nếu dây curoa trợ lực lái cũng là dây dẫn động máy phát điện.

Về nguyên nhân bục ống dầu trợ lực lái, điều này sẽ xảy ra một cách từ từ vì vô lăng sẽ ngày một nặng dần. Người dùng có thể phát hiện sự rò rỉ dầu khi bình dầu trợ lực lái dù đã tiếp đầy mà vẫn bị hao hụt theo thời gian.

Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể đến từ việc lỗi cơ khí của thước lái. Thước lái có thể bị mòn theo thời gian sử dụng. Sự mài mòn này có thể tạo ra các mảnh vụn trên thanh răng kim loại, cản trở chuyển động quay của bánh răng dẫn hướng dẫn đến nguy cơ bị khóa hoàn toàn vô lăng. Vì thế, chủ xe cần kiểm tra thêm bộ phận thước lái.

Cách xử lý vô lăng bị khóa cứng khi xe đang chạy.

Cách xử lý vô lăng bị khóa cứng khi xe đang chạy.

Trong trường hợp xe đang chạy mà bị khóa vô lăng, lái xe cần đặt cả đặt cả hai tay chắc chắn lên vô lăng vì việc điều khiển xe sẽ tốn nhiều sức lực hơn. Tiếp đó, chọn vị trí an toàn để cho xe dừng lại và ấn đèn khẩn cấp cảnh báo người cũng như các phương tiện xung quanh biết xe của mình đang gặp vấn đề. Cuối cùng, cần gọi cứu hộ chuyển xe về xưởng sửa chữa để khắc phục sự cố.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/cach-xu-ly-vo-lang-bi-khoa-cung-khi-xe-dang-chay-237548.htm