Bài tập cải thiện sức khỏe cho người bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Cùng với các biện pháp điều trị, chế độ ăn uống, người bệnh đủ sức khỏe có thể thực hiện các bài tập để tăng cường miễn dịch giúp cơ thể nhanh hồi phục.

1. Vai trò của tập luyện với người bệnh sốt phát ban

NỘI DUNG:

1. Vai trò của tập luyện với người bệnh sốt phát ban

2. Bài tập cải thiện sức khỏe cho người bệnh sốt phát ban

3. Người bệnh sốt phát ban cần lưu ý gì khi tập luyện

- Giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ: Vận động nhẹ nhàng, vừa sức kết hợp xoa bóp, bấm huyệt giúp người bệnh sốt phát ban tăng cường lưu thông máu não, tập trung hơi thở, thư giãn giúp giảm đau đầu, căng thẳng, lo âu, giúp người bệnh ngủ tốt hơn.

- Giúp tăng cường lưu thông khí phổi: Thực hiện các bài tập thở giúp người bệnh sốt phát bantăng cường cung cấp oxy cho phổi, tăng cường chức năng cho phổi, chống tắc nghẽn.

Bên cạnh đó, thực hiện các bài tập luyện còn giúp người bệnh giãn cơ thông kinh lạc, giúp giảm đau nhức cơ khớp... Với trẻ nhỏ, việc xoa bóp, massage có sự hỗ trợ của người lớn giúp trẻ giảm khó chịu, ăn uống và ngủ tốt hơn.

2. Bài tập cải thiện sức khỏe cho người bệnh sốt phát ban

Tư thế rắn hổ mang

Tác dụng: Tư thế rắn hổ mang mở rộng lồng ngực, giúp người bệnh sốt phát ban hít thở sâu hơn, cung cấp dưỡng khí cho phổi đồng thời giúp thư giãn, giảm đau ngực.

Cách thực hiện:

Nằm sấp trên tấm thảm với hai chân hướng về phía sau, cách nhau một khoảng rộng bằng hông.
Đặt lòng bàn tay xuống sàn, giữ khuỷu tay ở hai bên sườn.
Dùng lực ở lòng bàn tay nâng ngực và phần thân trên cơ thể lên khỏi mặt đất nhưng không chống thẳng cánh tay mà giữ cánh tay hơi cong, áp vào sườn.
Hạ vai xuống và ra sau, mắt nhìn về phía trước, hít thở sâu.

Gác chân lên tường

Tác dụng: Tư thế đơn giản này giúp người bệnh sốt phát ban tăng cường lượng máu lên não, giảm đau đầu, ngủ tốt hơn.

Cách thực hiện:

Nằm ngửa, nhấc chân lên và đẩy xương cụt về phía tường cho đến khi nó rất gần hoặc chạm vào tường.
Bước chân lên tường cho đến khi chúng thẳng hoặc gần như thẳng.
Đặt hai cánh tay ở vị trí thoải mái. Có thể dang rộng hoặc xuôi theo thân.
Giữ nguyên tư thế trong tối đa 20 phút.

Tư thế em bé

Tác dụng: Giúp giãn cơ, thư giãn tinh thần, lưu thông khí huyết giảm đau nhức xương khớp trong bệnh sốt phát ban.

Cách thực hiện:

Hai đầu gối rộng bằng hông, quỳ trên thảm, sau đó ngồi lên gót chân.
Cúi gập người về phía trước nhưng vẫn giữ mông ngồi lên gót chân, chạm trán xuống thảm, hai tay để xuôi theo thân hoặc vươn thẳng qua đầu.

Tư thế con bướm

Tác dụng: Giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm buồn nôn, giúp giảm nhẹ triệu chứng tiêu hóa trong sốt phát ban.

Cách thực hiện:

Ngồi thẳng lưng, cong đầu gối và áp hai lòng bàn chân vào nhau.
Dùng tay để nắm lấy bàn chân, sau đó vỗ đầu gối nhiều lần lên xuống như cánh bướm trong 60 giây rồi thả lỏng.

Thực hiện các bài tập thở

Tác dụng: Tập thở giúp tăng cường trao đổi, lưu thông khí phổi, hạn chế tắc nghẽn giảm ho, thư giãn tinh thần giảm triệu chứng trong bệnh sốt phát ban.

Thở cơ hoành

Ngồi ở tư thế thoải mái. Thả lỏng cổ và vai.
Đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực.
Hít vào chậm, từ từ qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên. Lồng ngực không di chuyển.
Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống. Nên tập nhiều lần trong ngày.

Thở 4 thì

Thì 1: Hít vào từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, hít sâu, hít tối đa đến mức có thể chịu được, đồng thời phình bụng ra.
Thì 2: Nín thở giữ hơi, thời gian bằng khi hít vào.
Thì 3: Thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thóp vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1.
Thì 4: Nín thở, thời gian bằng thì 1.

Các bài tập khác

- Đi bộ nhẹ nhàng: Đi bộ thở chậm hít sâu, những nơi yên tĩnh, không khí trong lành có thể giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, lưu thông khí huyết, thư giãn cơ bắp.

- Đạp xe: Đạp xe mỗi ngày từ 30 – 45 phút sẽ giúp thư giãn cơ bắp, tăng cường lưu thông máu, giúp xương chắc khỏe, giảm stress, căng thẳng. Không đạp xe khi bệnh sốt phát ban có triệu chứng khó thở, mệt nhiều.

Những bài tập này có thể áp dụng cho trẻ trên 10 tuổi bị sốt phát ban.

Đạp xe tốt cho người bệnh sốt phát ban nhưng không nên thực hiện khi cơ thể mệt nhiều.

Đạp xe tốt cho người bệnh sốt phát ban nhưng không nên thực hiện khi cơ thể mệt nhiều.

Xoa bóp bấm huyệt

Tác dụng: Giúp khu phong thanh nhiệt, thư giãn tinh thần, giảm triệu chứng ho, đau nhức cơ bắp, thời gian ngày 01 lần, mỗi lần 20 phút.

Bấm các huyệt: Bấm các huyệt đại chùy (giữa đốt sống cổ 7 và mỏm gai đốt sống lưng 1) và hợp cốc (chỗ lồi nhất của cơ khi ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp sát nhau) kết hợp xoa bóp vùng cổ gáy, day bấm huyệt 20 phút.

3. Người bệnh sốt phát ban cần lưu ý gì khi tập luyện

- Thời điểm tập tốt trong ngày: Thời điểm tập tốt nhất là vào buổi sáng. Mùa hè tập sáng sớm khoảng 6-7h tránh nắng nóng, mùa đông 9-10h tránh khí lạnh. Không tập sát giờ đi ngủ có thể gây mất ngủ.

- Không tập khi đang sốt (vì có thể làm bệnh tình nặng lên): Khi hết sốt, triệu chứng giảm nhẹ, bạn có thể tiếp tục tập luyện tập nhẹ nhàng, vừa sức kết hợp thư giãn tinh thần, tập ngày 01 lần từ 20-40 phút.

- Cách tập thể dục không gây hại sức khỏe: Tập luyện nhẹ nhàng vừa sức, tránh stress, khi tập luyện cơ thể mệt mỏi, triệu chứng nặng lên thì ngừng tập.

Ngủ đủ giấc, tránh các chất kích thích , thuốc lá, cà phê, uống đủ nước, bổ sung vitamin A, C, khoáng chất kẽm, sắt.

Mời bạn xem tiếp video:

Cách phân biệt đơn giản nhất giữa phát ban Covid-19 và đậu mùa khỉ | SKĐS

BS. Vũ Duy Thành

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bai-tap-cai-thien-suc-khoe-cho-nguoi-benh-sot-phat-ban-169240510212427989.htm